Bệnh Cầu Trùng Ở Gà – Triệu Chứng Và Tác Hại Đến Chiến Kê

Bệnh Cầu Trùng Ở Gà

Bệnh cầu trùng ở gà thuộc trình trạng ký sinh trùng phổ biến và nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng phát triển của chiến kê. Nguyên nhân chủ yếu do các loài ký sinh trùng đơn bào thuộc chi Eimeria gây ra,  tấn công đường ruột, khiến gà chậm lớn, suy yếu và thậm chí tử vong. Sau đây, cùng GA179 tìm hiểu cách phòng bệnh và điều trị hiệu quả cho chiến kê.

Giới thiệu đôi nét về bệnh cầu trùng ở gà

Cầu trùng là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm phổ biến, gây ra bởi hai loại ký sinh trùng đơn bào chính:

  • Eimeria tenella chủ yếu tấn công manh tràng và ruột già của gà.
  • Eimeria necatrix gây hại chủ yếu ở ruột non.

Thông thường, bệnh lây lan rất nhanh, chủ yếu qua đường tiêu hóa, và thường gặp ở gà từ 2 đến 8 tuần tuổi. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng cao ở tất cả các hình thức chăn nuôi, trong đó gà chăn thả là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.

Đôi nét thông tin về bệnh cầu trùng ở gà
Đôi nét thông tin về bệnh cầu trùng ở gà

Nang cầu trùng là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh, nó có thể tồn tại dai dẳng trong môi trường bên ngoài, thậm chí có thể sống sót qua các điều kiện khắc nghiệt. Điều này khiến cho việc loại bỏ mầm bệnh trở nên khó khăn, khi gà ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm nang cầu trùng, chúng sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh, dẫn đến bùng phát bệnh trong đàn. 

Tác hại chủ yếu của bệnh cầu trùng ở gà

Được biết đến là loại bệnh ký sinh trùng đường ruột phổ biến, gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho đàn gà. Mặc dù tỷ lệ tử vong không quá cao, nhưng cũng có ảnh hưởng lớn đến năng suất và sức khỏe, với những tác hại: 

  • Rối loạn tiêu hóa và chậm lớn: Bệnh gây tổn thương các tế bào thượng bì ruột, làm giảm khả năng hấp thụ và trao đổi chất của gà. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, dẫn đến còi cọc, chậm lớn và không đạt năng suất mong muốn.
  • Suy giảm sức đề kháng: Bệnh cầu trùng ở gà thường bị suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác bùng phát, khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
  • Tỷ lệ tử vong: Mặc dù không phải là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhưng vẫn gây ra tỷ lệ tử vong trung bình từ 20-30%, đặc biệt khi chiến kê còn nhỏ và sức đề kháng yếu.

Những dấu hiệu thường gặp của bệnh cầu trùng ở gà

Tình trạng cầu trùng tương đối nguy hiểm, đặc biệt là trong các trang trại chăn nuôi tập trung, dễ lây lan với những nguyên nhân chính:

Thể cấp tính

Thể cấp tính của bệnh cầu trùng ở gà thể hiện rõ qua sự suy giảm nhanh chóng về sức khỏe. Chúng có biểu hiện chứng biếng ăn hoặc ăn rất ít, đồng thời tăng cường tiêu thụ nước, rối loạn tiêu hóa là dấu hiệu rõ rệt. Phân ban đầu có bọt màu vàng hoặc nâu đỏ, sau đó tiến triển thành phân lẫn máu hoặc đi ngoài hoàn toàn ra máu. 

Thể cấp tính thể hiện qua sự suy giảm nhanh chóng sức khỏe
Thể cấp tính thể hiện qua sự suy giảm nhanh chóng sức khỏe

Tình trạng này dẫn đến mất nước và suy kiệt nghiêm trọng, khiến cơ thể chúng trở nên nhợt nhạt và yếu ớt. Trong giai đoạn cuối, gà có thể xuất hiện co giật và tỷ lệ tử vong có thể lên đến 70-80% chỉ trong vòng 2-7 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời.

Thể mãn tính của bệnh cầu trùng ở gà

Thể mãn tính thường xuất hiện ở gà từ 90 ngày tuổi trở lên, triệu chứng tiến triển chậm hơn so với thể cấp tính, nhưng vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Gà gặp phải tình trạng này thường bị tiêu hóa kém, dẫn đến tiêu chảy kéo dài với phân màu đen và lẫn máu.

Ngoài ra, chiến kê có thể bị xù lông, giảm hoạt động, di chuyển khó khăn và chậm lớn do tổn thương ruột, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, thể mãn tính có thể gây còi cọc kéo dài và ảnh hưởng không tốt đến tốc độ tăng trưởng của cả đàn.

Thể mang trùng (thể ẩn bệnh)

Thể mang trùng là dạng tiềm ẩn của tình trạng cầu trùng, thường gặp ở gà trưởng thành hoặc đang trong giai đoạn sinh sản. Đặc điểm nổi bật của thể này là chiến kê không có dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, vẫn ăn uống bình thường và không bị tiêu chảy hoặc chỉ bị nhẹ.

Tuy nhiên, thể mang trùng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng là giảm năng suất đẻ trứng từ 15 – 20%. Điều này khiến người chăn nuôi khó phát hiện bệnh, dẫn đến nguy cơ lây lan âm thầm trong đàn, gây ảnh hưởng đáng kể đến năng xuất đàn.

Cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà hiệu quả

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh cầu trùng ở gà được áp dụng cho gà chiến, phổ biến và hiệu quả phải kể đến: 

Tổng hợp cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà
Tổng hợp cách điều trị bệnh cầu trùng ở gà
  • Vệ sinh, sát trùng chuồng trại: Giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ để hạn chế mầm bệnh, rắc SAFE GUARD (100g/m²) lên nền trấu để diệt noãn nang cầu trùng. Định kỳ sát trùng 1-2 lần/tuần bằng Antisep (3 ml/lít nước) vào thời điểm khô, nóng nhất trong ngày.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Dùng Diclacox (1 ml/15 kg thể trọng/ngày) trong 2 ngày hoặc Ripcox (1 g/10 kg thể trọng/ngày) trong 3 ngày, nghỉ 2 ngày rồi lặp lại. Ngoài ra, có thể dùng Daimenton plus (1 ml/1 lít nước) trong 3-5 ngày, kết hợp với CLOS BMD PREMIX (300-500 g/tấn thể trọng/ngày) phòng viêm ruột.
  • Trợ sức, phục hồi: Bổ sung FRA BUTYRIN MONO DW (0,5-1 ml/1 lít nước hoặc 0,5-2 lít/tấn thức ăn) giúp phục hồi ruột. Dùng GLUCO-K.C (250 g/20 lít nước) để cầm máu, ESCENT-L (2-4 ml/1 lít nước) để tăng sức đề kháng và K-TOMIN (1 g/2 lít nước) để chống xuất huyết, giúp chiến kê nhanh hồi phục.

Xem thêm: Bệnh Đậu Gà – Thông Tin Và Các Nguyên Nhân Chính Gây Bệnh

Kết luận

Bệnh cầu trùng ở gà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng và khả năng thi đấu của chiến kê. Việc nhận biết sớm triệu chứng, kết hợp với các biện pháp phòng bệnh và điều trị phù hợp, sẽ giúp giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo vệ đàn gà khỏi tác động của bệnh.